Thegioididong

Chất vấnThủ tướng Phạm Minh Chínhsáng 8.11, đ& vb68

【vb68】Thủ tướng nhận khuyết điểm chưa hoàn thành Nghị quyết T.Ư giao

Chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng 8.11,ủtướngnhậnkhuyếtđiểmchưahoànthànhNghịquyếtTƯvb68 đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Định) cho biết, Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành T.Ư khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có giao Chính phủ chỉ đạo kịp thời để thể chế hóa và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ trí thức. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận khuyết điểm khi chưa hoàn thành các nhiệm vụ Nghị quyết 27 của T.Ư đặt ra 

GIA HÂN

Tuy nhiên, sau gần 15 năm, đến nay vẫn chưa thể chế hóa được nội dung này, đại biểu đoàn Bình Định đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho biết đến khi nào sẽ thực hiện nhiệm vụ mà nghị quyết giao?

Bên cạnh đó, Nghị định 42 năm 2017 quy định cho phép ủy quyền cho địa phương để thẩm định dự án, thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng đối với một số dự án nhóm A. Tuy nhiên, Nghị quyết 15 năm 2021 không còn ủy quyền nữa. 

Đại biểu Hạnh đề nghị Thủ tướng cho biết việc ủy quyền một số dự án như trên có phù hợp với chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hay không? Đồng thời, đề nghị rà soát các trường hợp tương tự để phân cấp, phân quyền mạnh hơn nữa.

Phúc đáp câu hỏi của đại biểu Lý Thị Tiết Hạnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính xin nhận khuyết điểm vì "giao nhiệm vụ mà chưa hoàn thành thì phải nhận khuyết điểm", đồng thời sẽ kiểm điểm, xử lý trách nhiệm và phải tập trung hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bản thân Thủ tướng, các Phó thủ tướng vào cuộc cùng các bộ, ngành sẽ cố gắng tập trung hoàn thành nhiệm vụ được giao. 

Về việc phân cấp, phân quyền liên quan đến các dự án theo Nghị quyết 15, theo người đứng đầu Chính phủ, phải rà soát, đánh giá lại cho phù hợp với thực tiễn, nếu vướng mắc pháp lý thì tháo gỡ hay do tổ chức thực hiện, nếu do phân cấp, phân quyền thì phải nâng cao khả năng thực thi, giám sát, kiểm tra.

"Có những dự án các bộ, ngành liên quan phải phối hợp các địa phương, không có nghĩa phân cấp, phân quyền là giao khoán cho địa phương, cấp dưới mà phải đôn đốc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn", Thủ tướng nhấn mạnh.

Cải cách tiền lương khu vực nhà nước và ngoài nhà nước

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhắc lại câu hỏi của đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết (đoàn TP.HCM) gửi Thủ tướng tại phiên chất vấn trước đó. Đại biểu Tuyết đề nghị Thủ tướng cho biết việc triển khai cải cách chính sách tiền lương và hoàn thiện các chính sách có liên quan để đảm bảo tính đồng bộ trong cải cách chính sách tiền lương.

Thủ tướng nhận khuyết điểm chậm hoàn thành Nghị quyết T.Ư giao - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định đã dành nguồn 562.000 tỉ đồng cho cải cách tiền lương đến năm 2026

GIA HÂN

Phúc đáp đại biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, tiền lương là vấn đề mà cử tri quan tâm, vừa tái sức lao động vừa mang lại động lực cho cán bộ, công chức, người lao động.

Về vấn đề tăng lương, chủ trương, đường lối của Đảng đã rõ, tuy nhiên thời gian qua đại dịch Covid-19 tác động, nguồn lực có hạn dẫn đến thực hiện cải cách tiền lương còn khó khăn. Chính phủ đã cố gắng trích lập lương, tăng thu giảm chi, tiết kiệm các khoản để có 562.000 tỉ đồng chi cho tăng lương từ 1.7.2024 đến hết năm 2026.

Theo Thủ tướng, song song với cải cách tiền lương trong khu vực nhà nước cũng sẽ tiến hành cải cách tiền lương của khu vực ngoài nhà nước, doanh nghiệp. Sắp tới, Chính phủ tiếp tục thực hiện hoàn chỉnh vị trí việc làm, tinh giản biên chế gắn với nâng cao hiệu lực hiệu quả của hệ thống chính trị, tiết kiệm các khoản chi để đảm bảo nguồn chi lương cho người lao động.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap