Theâncửnhânkhôngthiếtthatìmviệtải b29 beto khảo sát với hơn 4.000 tân cử nhân ở thành phố này do Cục Thống kê Trung Quốc thực hiện hồi tháng 4, tỷ lệ người "có việc chậm" là 38%. Tỷ lệ trên cao hơn gấp đôi con số 16% vào năm 2015, khi thuật ngữ này xuất hiện lần đầu ở Trung Quốc, phản ánh thái độ tìm việc thiếu khẩn trương của sinh viên sau tốt nghiệp.
Trong số người chọn "có việc chậm", 32% cho biết tiếp tục đi học. Tỷ lệ những người trì hoãn tìm việc mà không có kế hoạch cụ thể là 6%, tăng gấp 5 lần so với năm 2015.
Kết quả khảo sát được đưa ra giữa thời điểm triển vọng việc làm ở Trung Quốc kém khả quan. Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi 16-24 thất nghiệp cao kỷ lục, vượt quá 21% vào tháng 6.
"Có việc làm chậm không đồng nghĩa với thất nghiệp. Họ chỉ là là những người lao động chán nản và đã quyết định 'nằm yên' mà thôi", Wang Dan, chuyên gia Ngân hàng Hang Seng Trung Quốc, nhận định.
Wang lưu ý rằng gia đình của nhiều tân cử nhân hiện có đủ nguồn lực tài chính để hỗ trợ họ - những người bị gọi là "trẻ em toàn thời gian" hay "trẻ em được trả lương". Nhưng về lâu dài, người trẻ không thể ở nhà quá lâu vì lương hưu và nguồn lực của phụ huynh sẽ hạn chế.
Khảo sát ở Thượng Hải cũng cho thấy sau ba năm chuyển sang học trực tuyến, lứa sinh viên mới tốt nghiệp thiếu kinh nghiệm thực tập và kỹ năng giao tiếp. Đây là thách thức lớn đối với họ trên thị trường việc làm.
Trong khi người trẻ chật vật tìm việc trong khu vực tư nhân vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề, các vị trí công chức cũng cực kỳ cạnh tranh vì được coi là nơi an toàn. Gần 2,6 triệu người đăng ký tham dự kỳ thi công chức vào tháng 11 tới, cao nhất trong gần một thập kỷ qua ở Trung Quốc. Khoảng 37.100 vị trí được tuyển dụng, vị trí có tỷ lệ chọi cao nhất là 1/6.000.
Năm nay, Trung Quốc có 11,6 triệu sinh viên tốt nghiệp. Các chuyên gia cho rằng thị trường việc làm ảm đạm khiến nhiều cử nhân không đi làm ngay mà học tiếp lên thạc sĩ để tăng khả năng cạnh tranh. Thống kê đến hết năm ngoái cho thấy số sinh viên đăng ký du học tăng hơn 23% so với năm 2021, khoảng 81% người chọn học thạc sĩ.
Khánh Linh(Theo SCMP)